Bởi Thế Đạt, Thứ sáu lúc 16:06
Ranger Raptor mang thiết kế hoàn toàn mới. Điểm nhấn tạo nên dáng vẻ rộng ngang của chiếc xe bán tải là vòm bánh xe vồng ra ngoài, đèn pha hình C đặc trưng của xe tải Ford, dòng chữ F-O-R-D to bản trên lưới tản nhiệt và cản trước được thiết kế tách biệt với lưới tản nhiệt.
Đèn chiều sáng trước Matrix LED với dải đèn LED chiếu sáng ban ngày nâng hiệu suất chiếu sáng. Đèn còn có tính năng điều chỉnh hướng chiếu sáng tự động, đèn pha chống chói và tự động điều chỉnh cân bằng động.
Về nội thất, hàng ghế thể thao trước và sau lấy cảm hứng từ máy bay chiến đấu, hỗ trợ tối đa cho hành khách khi vào cua, vô lăng thể thao bọc da cao cấp với điểm đặt ngón tay cái được làm phồng ôm theo hình dáng bàn tay, vạch đánh dấu điểm giữa vô lăng và lẫy chuyển số làm bằng hợp kim ma-giê cao cấp sẽ đem đến trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng.
Đường chỉ khâu màu cam đặc trưng trên tấm táp lô, các chi tiết nội thất và viền ghế, kết hợp với hệ thống ánh sáng bên trong xe tạo nên một không gian nội thất tông màu hổ phách, nhìn hiện đại và tinh tế. Khu vực điều khiển trung tâm bao gồm cụm đồng hồ kỹ thuật số 12,4-inch sắc nét và màn hình cảm ứng trung tâm 12-inch được tích hợp hệ thống thông tin giải trí SYNC 4A mới, kết nối không dây với cả hai hệ điều hành Apple và Android.
Ranger Raptor có nền tảng là phiên bản khung gầm của Ranger Mới được gia cố và thiết kế sao cho Raptor có thể vượt qua các dạng địa hình khó ở tốc độ cao. Khung gầm tương tự đã được sử dụng trên chiếc xe bán tải đua địa hình chinh phục hạng mục sức bền trong cuộc đua địa hình khắc nghiệt nhất thế giới - Baja 1000 ở Mexico vào cuối năm 2022.
Nhằm tăng độ vững chắc của hệ khung gầm đang thắng tại các giải đua này, Ford đã bổ sung các điểm nối và các phần gia cố cho khung gầm này. Thân xe, thùng xe và hệ thống treo được tăng cường thêm nhiều điểm nối cứng trong khi các ống giảm chấn trước được gia cố và các điểm cứng ở càng chữ A phía trên được điều chỉnh lại. Bên cạnh đó, bệ gắn lò xo phía sau và giá giảm xóc phía sau được trang bị để đảm bảo Ranger Raptor Thế Hệ Mới có thể duy trì vận hành ở tốc độ cao khi off-road.
Hệ thống treo sử dụng thụt giảm xóc FOX 2,5 inch cải tiến với cảm biến vị trí Position Sensitive Damping là yếu tố giúp Ranger Raptor chinh phục địa hình khắc nghiệt. Giống như Ranger Thế Hệ Mới, chúng được gắn bên ngoài khung gầm để cải thiện khả năng kiểm soát và độ ổn định khi vào cua. Trong khi phần cứng đến từ FOX, việc hiệu chỉnh và phát triển lại được thực hiện bởi đội ngũ Ford Hiệu Năng Cao thông qua tổ hợp công nghệ thiết kế bằng máy tính và thử nghiệm thực tế.
Hơn thế nữa, Ranger Raptor Thế Hệ Mới ghi nhận tỷ số lái nhanh hơn và mô tơ trợ lực lái lớn hơn giúp cải thiện cảm giác lái và tăng khả năng vận hành.
Xe sử dụng động cơ Bi-Turbo 2.0L sản sinh công suất tối đa 210 PS ở vòng tua 3750 rpm và mô-men xoắn cực đại 500 Nm ở dải vòng tua 1750 – 2000 rpm, kết hợp với hộp số tự động 10 cấp.
Lần đầu tiên, Ranger Raptor được trang bị hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian tiên tiến, với hộp số phụ trang bị 2 tốc độ hoàn toàn mới được điều khiển bằng điện, cùng kết hợp với chức năng khóa vi sai ở cầu sau. Đây là một tính năng sẽ làm hài lòng những người chơi off-road khó tính.
Hỗ trợ Ranger Raptor Thế Hệ Mới chinh phục mọi loại địa hình từ đường bằng phẳng đến đường bùn, đường mòn và đường cát là 7 chế độ lái tùy chọn với điểm nhấn là chế độ 'Baja' chuyên dụng cho vận hành off-road tốc độ cao. Ở chế độ Baja, các hệ thống điện tử được thiết lập ở khả năng vận hành tối ưu.
Mỗi chế độ lái điều chỉnh một số yếu tố khác nhau như động cơ, hộp số, độ nhạy và hiệu chỉnh Hệ thống Chống Bó Cứng Phanh (ABS), kiểm soát lực kéo và độ ổn định, hệ thống lái, cảm biến vị trí bướm ga và thậm chí cả bảng điều khiển và màn hình cảm ứng trung tâm.
Chiều ngày 22/12, Ford Việt Nam chính thức bổ sung thêm gói trang bị an toàn thông minh cho mẫu Everest thế hệ mới phiên bản Titanium 4x2. Sau khi có thêm loạt trang bị, giá bán lẻ của phiên bản này là 1,286 tỷ đồng, tăng 41 triệu so với thời điểm ra mắt.
Những chiếc xe Ford Everest Titanium 4x2 mới sẽ được giao tới tay khách hàng từ tháng 01/2023. Các lựa chọn ngoại thất màu Trắng Tuyết hoặc Cam Đỏ và lựa chọn nội thất màu Nâu Hạt Dẻ sẽ tăng thêm 7 triệu đồng.
Camera 360 độ và màn hình mới sau vô-lăng của phiên bản cận cao cấp.
Gói trang bị an toàn thông minh được bổ sung cho Ford Everest Titanium 4x2 bao gồm: Camera 360 độ, đèn pha chống chói tự động, kiểm soát hành trình thích ứng, cảnh báo điểm mù kết hợp cảnh báo phương tiện cắt ngang, cảnh báo lệch làn, hỗ trợ duy trì làn đường, cảnh báo va chạm và hỗ trợ phanh khẩn cấp. Nhìn chung những trang bị mới được bổ sung đều xuất hiện trên Everest phiên bản cao cấp nhất.
Ford Everest 2023 sở hữu thông số dài x rộng x cao lần lượt là 4.914 x 1.923 x 1.842 mm, trục cơ sở 2.900 mm và khoảng sáng gầm 200 mm. Mâm xe 20 inch đi cùng lốp 255/55.
Ở ngoại thất, Ford Everest 2023 gây ấn tượng với mặt ca-lăng mở rộng, tràn sâu vào cụm đèn hai bên bằng một thanh chrome to bản. Cụm đèn chiếu sáng có tạo hình chữ C bắt mắt, tích hợp công nghệ LED.
Nội thất bên trong cơ bản có chìa khóa thông minh, khởi động nút bấm và điều hòa tự động hai vùng. Phiên bản Titanium 4x2 nâng cấp được trang bị cụm đồng hồ kỹ thuật số 12 inch, đi kèm màn hình trung tâm 12 inch với hệ điều hành SYNC 4A và hệ thống âm thanh 8 loa.
Ford Everest Titanium 4x2 sử dụng động cơ dầu 2.0L tăng áp đơn, cho công suất 170 mã lực và mô-men xoắn 405 Nm, hộp số tự động 6 cấp và dẫn động một cầu.
Phiên bản Wildtrak của dòng Everest được xếp dưới phiên bản Platinum.
Ford giới thiệu Everest Wildtrak lần đầu tiên vào cuối tháng 1 tại New Zealand. Chưa đầy 2 tuần sau, Ford Việt Nam đã hé lộ thông tin mẫu xe này sắp có mặt tại đại lý trong nước trên website chính thức.
Phía hãng không đưa ra bất kỳ thông tin nào thêm về phiên bản mới của mẫu SUV này ngoài hình ảnh xe. Theo tìm hiểu, khách hàng đã có thể đặt cọc Everest Wildtrak. Thời gian giao hàng dự kiến mẫu xe này là tháng 4 năm nay.
Nếu thông tin này chính xác, Việt Nam sẽ là thị trường thứ 2 mở bán Ford Everest Wildtrak. Trước đó, phía Ford cho biết kế hoạch chỉ phân phối phiên bản này tại thị trường New Zealand.
Ford Everest Wildtrak dễ dàng được phân biệt với dòng chữ Wildtrak gắn ở nắp ca-pô, cốp sau và cửa trước. Phiên bản này cũng có lớp sơn màu vàng đặc trưng giống dòng Ranger Wildtrak.
Tại thị trường New Zealand, Everest Wildtrak sử dụng động cơ diesel V6, dung tích 3.0L. Khối động cơ này sản sinh công suất 247 mã lực và 600 Nm mô-men xoắn. Xe được trang bị hệ dẫn động 4 bánh, đi kèm là hộp số tự động 10 cấp.
Hiện tại dòng Ford Everest đang được bán tại Việt Nam với 3 phiên bản là Ambiente, Sport và Titanium, giá bán dao động 1,099-1,286 tỷ đồng. Everest Wildtrak được xếp dưới Titanium, nhiều khả năng giá bán trên dưới 1,2 tỷ đồng.
Có thêm phiên bản Wildtrak sẽ giúp Ford Everest cạnh tranh dễ dàng hơn trước những đối thủ như Hyundai Santa Fe (1,055-1,375 tỷ đồng) hay Toyota Fortuner (1,026-1,47 tỷ đồng).
Ford Việt Nam vừa cho ra mắt những hình ảnh đầu tiên Ford Ranger 2022 có diện mạo mới, trang bị nhiều tính năng và công nghệ, bán ra trên 180 thị trường từ 2022.
Ngày 24/11, thương hiệu xe hơi Mỹ giới thiệu trực tuyến Ranger 2022 trên toàn cầu, tròn 10 năm kể từ khi Ranger thế hệ trước ra mắt. Ở thế hệ mới, Ranger 2022 lột xác với diện mạo mới, trang bị những công nghệ mới nhất của Ford và phát triển dựa trên phản hồi của khách hàng. Mẫu bán tải cỡ trung sẽ bán ra trên 180 thị trường với ba phiên bản, gồm XLT, Sport và Wildtrak.
Đại diện Ford cho biết đây là chiếc Ranger “thông minh nhất, linh hoạt nhất và có khả năng vận hành tốt nhất từ trước tới nay”. Mẫu bán tải thế hệ mới phát triển dựa trên di sản của những người tiền nhiệm đồng thời mang đến sự thoải mái, công nghệ và cải tiến về vận hành.
Ranger thế hệ mới thừa hưởng thiết kế từ F-150 và Maverich. Lưới tản nhiệt lớn hơn với thanh đơn nằm ngang tạo điểm nhấn, cụm đèn pha LED mới với đèn ban ngày hình chữ C. Nắp ca-pô dập nổi với những đường gân cơ bắp, trong khi hai bên thân vẫn giữ lại những điểm quen thuộc trên bản hiện tại. Đèn hậu kiểu dáng mới hiện đại hơn, cửa sau thiết kế lại với dòng chữ Ranger dập nổi.
Mẫu bán tải cỡ trung thế hệ mới tăng nhẹ kích thước so với thế hệ trước, chiều dài cơ sở tăng thêm 50 mm cho khoảng để chân hàng ghế sau rộng rãi hơn. Bên cạnh tăng kích thước, thùng hàng của Ranger 2022 bố trí thêm các điểm neo hàng tiện lợi hơn. Ngoài ra, xe có thêm tính năng chiếu sáng 360 độ vào ban đêm, hữu ích cho những chuyến cắm trại hoặc những công trình xuyên đêm.
Nội thất Ranger 2022 là nơi tập trung công nghệ, với cụm đồng hồ kỹ thuật số mới, hệ thống thông tin giải trí SYNC4 đi kèm màn hình cảm ứng đặt dọc, tùy chọn 10,1 hoặc 12 inch. Xe tích hợp modem cho kết nối internet, chủ xe có thể sử dụng ứng dụng FordPass để mở/khóa từ xa cũng như kiểm tra tình trạng xe.
Bảng điều khiển Ranger thế hệ mới hiện đại hơn bản cũ với các cửa gió điều hòa phong cách. Hãng xe Mỹ tối giản bảng điều khiển, sử dụng cần số điện tử cho các bản số tự động, núm xoay lựa chọn chuyển cầu. Xe sử dụng vật liệu cao cấp hơn cho nội thất, chỉ khâu tương phản trên ghế, vô-lăng mới. Các tính năng khác như sạc không dây, thùng chứa đồ dưới hàng ghế sau, hộp đựng găng tay tích hợp vào bảng điều khiển.
Ford cung cấp cho Ranger 2022 ba động cơ dầu, gồm động cơ 3.0 V6 mới và hai động cơ 2.0 I4. Với động cơ xăng, mẫu bán tải sử dụng động cơ EcoBoost 2.3 I4 quen thuộc. Tùy chọn động cơ và hộp số khác nhau tùy thuộc vào từng thị trường nhưng Ranger 2022 có ba lựa chọn hộp số, gồm 6MT, 6AT hoặc 10AT.
Ford không đi sâu vào nền tảng của Ranger 2022, nhưng xác nhận mẫu xe này sử dụng trên một khung gầm cải tiến, cho phép lắp đặt nhiều kiểu công nghệ động cơ khác nhau, kể cả hệ truyền động plug-in hybrid. Ngoài ra, Ranger thế hệ mới thiết kế bánh xe mới đặt gần về trước hơn cho góc tiếp cận lớn hơn, tăng khả năng off-road. Hệ thống giảm xóc sau của hệ thống treo tinh chỉnh vị trí, cho phép lái xe thoải mái hơn trên mọi địa hình.
Một điểm nhấn khác trong khả năng vận hành của Ranger thế hệ mới là hai tùy chọn dẫn động bốn bánh. Nếu trước đây, hệ thống 4×4 bán thời gian cho phép tùy chỉnh chế độ chạy 1 cầu hai 2 cầu, cầu nhanh hay cầu chậm thì giờ đây Ranger có cả lựa chọn hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian với ký hiệu 4A. Kiểu dẫn động này sẽ tối ưu cho Ranger khi di chuyển trên đường trường.
Theo kế hoạch, Ranger thế hệ mới sản xuất từ 2022 tại các nhà máy ở Thái Lan và Nam Phi. Xe có 8 màu lựa chọn. Ngoài ra, khách hàng có thể cá nhân hóa Ranger 2022 với 600 bộ phụ kiện chính hãng.
Thùng hàng của Ranger 2022 rộng hơn trước một chút nhờ chiều rộng tổng thể tăng 50 mm và trục cơ ở dài hơn 50 mm. Bên cạnh đó, gần hốc bánh sau còn có bệ bước chân giúp người dùng lấy hàng hóa thuận tiện hơn.
Ở phía sau, cụm đèn hậu được tái thiết kế đồ hoạ hình số “3” độc đáo. Phần nắp thùng hàng được tăng cường độ nhận diện khi hãng xe Mỹ dập nổi dòng chữ “RANGER” cỡ lớn dàn trải.
Khoang nội thất Ford Ranger 2022 tiếp tục tạo sự bất ngờ đến khách hàng khi mang hơi hướng hiện đại. Đồng thời sử dụng nhiều vật liệu cao cấp hơn giúp cải thiện độ bền và tính thẩm mỹ.
Xe bán tải Ranger 2022 vẫn duy trì hiệu suất làm mát tốt với dàn điều hoà tự động 2 vùng. Danh sách giải trí trên xe gồm có những tính năng đáng chú ý như:
Sở hữu thiết kế mới hầm hố, bắt mắt hơn cùng hàng tá công nghệ tiên tiếc được bổ sung. Đồng thời khả năng vận hành cũng được cải tiến nên việc Ford tự hào giới thiệu Ranger 2022 là thế hệ thông minh nhất từ trước tới nay cũng là điều dễ hiểu. Nếu cập bến Việt Nam, doanh số của “vua bán tải” được dự đoán sẽ bùng nổ mạnh mẽ.
Thế hệ mới của Ford Ranger Raptor 2022 được ra mắt toàn cầu đang được khách hàng chờ đợi. Ranger Raptor 2022 được hãng xe Mỹ giới thiệu thế hệ mới thông qua buổi ra mắt trực tuyến. Là dòng bán tải cao cấp chủ lực của Ford tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương cũng như châu Phi, Raptor 2022 tiếp tục được nghiên cứu phát triển bởi Ford Australia. Nhiều thị trường trong đó có Việt Nam rất chờ đợi mẫu bán tải cao cấp mới của Ford.
Nhà sản xuất chưa xác nhận thời điểm Ford Ranger Raptor 2022 thế hệ mới sẽ có mặt tại Việt Nam, trong khi tại Mỹ và Australia xe dự kiến bán ra từ giữa năm 2022. Ford cho biết thông số kỹ thuật và giá bán chi tiết của Ranger Raptor mới tại mỗi thị trường sẽ được công bố khi mẫu xe này ra mắt chính thức.
Thay đổi dễ nhận thấy nhất của Ford Ranger Raptor 2022 là diện mạo giống với “đàn anh” F-150 đời mới. Ông Max Tran – Trưởng bộ phận thiết kế của Ford cho biết ngoại hình Raptor mới được xây dựng từ khảo sát với khách hàng, cho thấy mong muốn mẫu bán tải Mỹ có vẻ ngoài mạnh mẽ và mang tới sự tự tin cho chủ nhân.
Đầu xe được thiết kế vuông vức, cụm đèn chiếu sáng nay có kích thước to hơn đi cùng dải đèn định vị LED chữ C. Lưới tản nhiệt cũng được mở rộng và có thêm thanh kim loại nằm ngang để tạo điểm nhấn. Nắp ca-pô, cản trước thiết kế “cơ bắp” hơn, đi cùng trang bị 2 móc kéo bên dưới gầm giúp Ranger thêm phần mạnh mẽ.
Ở phía sau, cụm đèn hậu cũng mang tạo hình cách điệu chữ C đặt dọc 2 bên. Nắp thùng được làm mới bằng phần dập nổi tên xe và có thêm các thanh kim loại trên thành thùng hàng để hỗ trợ việc cố định đồ đạc.
Một tính năng mới được Ford nhắc đến là bệ bước chân bên hông thùng hàng, nằm cạnh hốc bánh xe phía sau, nhằm giúp người dùng tiếp cận hàng thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, phần thùng hàng được tăng chiều rộng 50 mm và sử dụng vật liệu lót bằng nhựa đúc mới.
Cabin của Ford Ranger Raptor 2022 có phong cách mới trẻ trung hơn khi có bảng táp-lô phẳng, kết hợp cùng màn hình cảm ứng cỡ lớn đặt dọc. Các hốc gió điều hòa được tinh chỉnh đôi chút thiết kế, trong khi cụm điều chỉnh mới được làm gọn gàng hơn.
Hãng xe Mỹ đồng thời gia tăng tính tiện dụng bằng cách gia tăng số lượng vị trí để đồ và mở rộng kích thước của các hộc để đồ ở bảng táp-lô, bên cánh cửa. Vật liệu nội thất cũng được thay mới để tăng độ bền và sự thoải mái cho hành khách.
Ở thế hệ mới, Ranger Raptor được trang bị tiêu chuẩn động cơ diesel 2.0L với tăng áp đơn hoặc tăng áp képngoài ra có một số thị trường còn có động cơ 3.0L nhưng chưa cho biết là sử dụng động cơ Xăng hay diesel
Bên cạnh đó, mẫu pickup Mỹ nay có thêm 2 tùy chọn động cơ hoàn toàn mới có sức mạnh tốt hơn, gồm máy xăng tăng áp EcoBoost 2.3L với 4 xy-lanh thẳng hàng và động cơ diesel turbo V6 3.0L. Tuy nhiên, 2 mẫu động cơ này chỉ có mặt ở một số thị trường nhất định.
Cùng với đó, Ford tiến hành mở rộng khoang máy để tương thích với động cơ V6 mới. Hệ thống khung gầm cũng được nâng cấp với chiều dài cơ sở và chiều rộng trục bánh tăng thêm 50 mm so với thế hệ trước, cải thiện khả năng vận hành ổn định cũng như sự cơ động khi off-road.
Đáng chú ý, Raptor 2022 được nâng cấp hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian mới, tích hợp tính năng gài cầu tự động theo điều kiện vận hành giống với các mẫu SUV cao cấp. Ngoài ra, dòng bán tải của Ford vẫn có hệ dẫn động 4×4 với chế độ gài cầu điện tử tương tự đời xe cũ.
Cập nhật giá niêm yết và lăn bánh mới nhất xe Ford Ranger đầy đủ các phiên bản tại thị trường Việt Nam.
Ford Ranger là dòng xe bán tải cỡ trung (midsize pickup trucks) của nhà sản xuất xe hơi Ford, Mỹ. Ra đời lần đầu năm 1983 tại thị trường Mỹ và cho đến nay đã trải qua nhiều thế hệ trên toàn thế giới. Trong gia đình Ford thì Ranger nằm giữa phân khúc xe tải hạng nặng (F-Series) và hạng nhẹ (Ford Courier).
Được biết đến là “vua bán tải” tại Việt Nam khi trong phân khúc không mẫu xe đối thủ nào có thể qua mặt về doanh số bán hàng, Ford Ranger không chỉ mang trong mình DNA Mỹ với động cơ mạnh mẽ mà thiết kế dòng xe này cũng đầy thể thao và hầm hố.
Các đối thủ cạnh tranh với Ford Ranger tại thị trường Việt Nam có thể kể đến: Mitsubishi Triton, Mazda BT-50, Toyota Hilux, Nissan Navara, Isuzu D-Max,...
Ford Ranger 2021 hiện đang phân phối tại Việt nam là phiên bản facelift lần thứ 3 của thế hệ hiện tại (Ford Ranger T6, 2011-nay). Xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 10 màu sơn ngoại thất gồm: Vàng saber, Trắng, Bạc, Xám Meteor, Đen, Đỏ Sunset, Xanh dương, Ghi vàng, Đỏ, Xanh thiên thai.
Ngày 15/7/2021, Ford Việt Nam chính thức giới thiệu Ford Ranger lắp ráp tới người tiêu dùng trong nước với 5 phiên bản cùng giá bán lẻ đề xuất tương tự xe nhập khẩu.
Tham khảo thiết kế xe Ford Ranger 2021
Ngoại thất
Ford Ranger 2021 sở hữu lưới tản nhiệt màu đen, khác với màu xám trên bản cũ và có thêm họa tiết dạng 3D. Hai bên mặt ca lăng còn có thêm 2 ô tứ giác thiết kế như hốc gió sơn màu cam mang lại vẻ thể thao cho chiếc bán tải.
Phiên bản nâng cấp Ranger 2021 không có nhiều thay đổi ở hệ thống chiếu sáng khi tiếp tục trang bị bóng Bi-LED hình vuông, đèn sương mù,.. Tuy nhiên, cụm đèn đầu xe đã được sơn tối màu thay vì màu crom trên phiên bản hồi đầu năm 2020.
Chi tiết mới nhất trên Ford Ranger 2021 có thể kể đến là bộ mâm sơn đen bóng 6 chấu kép, bệ bước chân cũng sơn đen hoàn toàn. Phần giá nóc cũng trang bị màu đen tương tự. Phía đuôi xe trang bị không khác bản cũ với đèn hậu chia 3 khoang, tích hợp camera, cảm biến lùi.
Nội thất
Ford Ranger 2021 vẫn được trang bị những tiện nghi cơ bản như trên người tiền nhiệm. Các bản cao cấp Wildtrak có màn hình trung tâm, điều hòa tự động, ghế da+vinyl tổng hợp, ghế lái chỉnh điện 6 hướng; đề nổ thông minh. Trong khi Ranger XL, XLS có ghế nỉ chỉnh cơ, điều hòa cơ, đầu CD hoặc đài FM/AM và chìa khóa từ.
Động cơ
Ford Ranger 2021 có 3 tùy chọn động cơ gồm: TDCi Turbo Diesel 2.2L i4 TDCi sản sinh công suất 160 mã lực và 3.200 Nm mô men xoắn. Trong khi, cỗ máy Single Turbo Diesel 2.0L i4 TDCi giúp xe đạt sức mạnh 180 mã lực và mô men xoắn là 420 Nm. Cuối cùng là động cơ Bi Turbo Diesel 2.0L i4 TDCi giúp sinh công suất 213 mã lực và 500 Nm mô men xoắn.
Bán tải Ford Ranger có 4 phiên bản sử dụng hộp số sàn hoặc tự động 6 cấp, trong khi bản XLD và 2 bản Wildtrak trang bị hộp số 10 cấp tự động.
Trang bị an toàn
Ford Ranger 2021 được trang bị các tính năng an toàn gồm: ABS, BA, kiểm soát giảm thiểu lật xe, kiểm soát tải trọng, cảm biến đỗ xe trước/sau, camera lùi 2 góc nhìn, cảnh báo chệch làn đường, ga tự động tích hợp tính năng cảnh báo va chạm phía trước, khởi hành ngang dốc, công nghệ hỗ trợ đỗ xe song song, cảnh báo va chạm kết hợp phanh khẩn cấp,...
Đánh giá xe Ford Ranger 2021
Ưu điểm:
+ Thiết kế khỏe khoắn, đậm chất bán tải
+ Khoang cabin rộng rãi, nội thất khá sang trọng
+ Tiện nghi đầy đủ: điều hòa tự động làm mát nhanh, âm thanh 6 loa, hệ thống SYNC,...
+ Động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu.
Nhược điểm:
- Khả năng cách âm chưa thực sự mang đến trải nghiệm tốt
- Hàng ghế sau có tựa lưng phẳng và độ nghiêng ít khiến người ngồi không thoải mái khi đi đường dài.
Thuộc chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm Ford Ranger có mặt tại hơn 180 thị trường trên thế giới, nhà sản xuất xe hơi Mỹ đã chia sẻ một số điều thú vị về quả trình kiểm tra chất lượng mẫu bán tải này trước khi xuất xưởng.
Được thiết kế và chế tạo bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm toàn cầu của Ford ở Úc, Ranger thế hệ mới tiếp tục khẳng định danh tiếng về chất lượng, độ tin cậy và sự bền bỉ. Thế hệ Ranger mới này cũng vừa đánh dấu cột mốc 10 năm có mặt tại hơn 180 thị trường trên toàn thế giới.
Trong quá trình phát triển, các kỹ sư của Ford đã đặt Ranger vào những bài thử nghiệm vô cùng khắc nghiệt ở nhiều địa điểm trên thế giới, trong đó có cả vùng đất hoang vu, cằn cỗi tại Úc.
Bài toán ban đầu đặt ra cho các kỹ sư của Ranger là làm thế nào để kết hợp giữa tính bền bỉ và khả năng vận hành của một chiếc xe bán tải với công nghệ thông minh, các tính năng an toàn vượt trội. Bên cạnh đó, Ranger phải có được khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu, cùng các tiêu chuẩn cao về chất lượng cũng như sự tiện nghi.
Để hiện thực hoá được mục tiêu này, đội ngũ kỹ sư thiết kế Ranger đã thực hiện hàng loạt các thử nghiệm khắt khe với nhiều loại địa hình trên khắp 5 châu lục: từ sa mạc nước Úc và khu vực Trung Đông, tới vùng địa hình hiểm trở tại Nam Phi, Châu Âu hay Scandinavia, các khu vực miền núi thuộc châu Mỹ - với chênh lệch nhiệt độ từ -40°C đến hơn 50°C. Quy trình kiểm tra nghiêm ngặt đối với Ranger nhằm đảm bảo chiếc xe lột tả được tốt nhất triết lý thương hiệu “Built Ford Tough” – “Mạnh mẽ Đậm chất Ford” nổi tiếng toàn cầu.
Nhờ có những thử nghiệm nghiêm ngặt ban đầu này, đội ngũ chuyên gia tại Úc đã góp phần tạo dựng nên một quy chuẩn toàn cầu cho việc sản xuất và lắp ráp Ranger tại mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Áp dụng quy trình lắp ráp toàn cầu của Ford Motor, Ranger Việt Nam cũng sẽ phải trải qua những bài kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ đến từ đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm tại nhà máy Ford Hải Dương.
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thế hệ Ranger mới và 20 năm Ford Ranger có mặt tại Việt Nam, hãy cùng nhìn lại 10 sự thật thú vị về quá trình tạo nên những “ông vua bán tải” tại các nhà máy của Ford:
1. Cứ hai phút lại có một chiếc Ford Ranger “lăn bánh” khỏi dây chuyền sản xuất tại các nhà máy Ford ở Nam Phi (Ford Silverton Assembly Plant) và Thái Lan (Ford Thailand Manufacturing tại Rayong).
2. Cần 101 robot làm việc trong 3 giờ để tạo nên một khung xe Ford Ranger.
3. Có hơn 5.000 điểm hàn trên thân xe của mỗi chiếc Ford Ranger. Để bảo vệ chiếc xe khỏi các yếu tố ăn mòn, khung xe sẽ được xử lý trong 9 bể hóa chất và 2 dàn phun trước khi tiến hành công đoạn sơn.
4. Mỗi chiếc Ford Ranger sẽ được sơn bằng khoảng 6 lít sơn, áp dụng Công nghệ sơn 3 lớp 2 lần sấy độc đáo của Ford, cho phép thực hiện các công đoạn phun sơn liên tục bao gồm sơn lót, sơn lớp phủ màu nền và sơn lớp keo bóng - ngay cả khi các lớp sơn của công đoạn trước vẫn còn đang ướt.
Công nghệ sơn trên Ford Ranger mang đến lớp nước sơn có độ bền cao và khả năng hạn chế các vết xước – đúng như những gì khách hàng mong đợi. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và VOC sinh ra từ quá trình sơn bằng cách giảm kích thước buồng sơn, giảm số lượng quạt gió và giảm hệ thống sấy cần thiết để hong khô các lớp sơn.
Sau quá trình sơn, kỹ thuật viên kiểm tra bề mặt bằng dàn đèn Zebra (sáng/tối) hiện đại, nhằm tìm ra các điểm sơn lỗi nếu có.
5. Có 1.500 linh kiện trong mỗi chiếc Ranger, và các công đoạn sản xuất 1 chiếc Ranger bao gồm cả hàn thân xe, lắp động cơ hộp số, sơn và lắp ráp hoàn thiện, sẽ mất 6 tiếng đồng hồ trên dây chuyền. Mỗi chiếc xe phải đi qua 1.000 điểm kiểm tra chất lượng trước khi được phép chuyển tới Đại lý.
6. Kiểm tra lọt Nước (Water Test) là một trong những bài đánh giá chất lượng vô cùng quan trọng. Cụ thể, 17.000 lít nước sẽ được phun trực tiếp vào chiếc Ranger trong 20 phút liên tục để tái tạo lại cơn mưa bão tệ nhất có thể tưởng tượng được. Sau khi các tia nước được tắt, chuyên gia đánh giá sẽ kiểm tra trực quan đèn hậu, đèn pha và đèn sương mù của phương tiện để đảm bảo rằng các vòng đệm không bị nước tràn vào. Tất cả cửa xe sau đó cũng sẽ được mở để kiểm tra kỹ lưỡng các dấu hiệu ngấm, rò rỉ nước trên gioăng cao su.
7. Sau khi hoàn tất việc kiểm tra xác nhận chất lượng trong nhà máy, mỗi chiếc Ford Ranger phải vượt qua ba bài thử nghiệm cuối cùng để đảm bảo chất lượng trước khi xuất xưởng. Những bài thử này sẽ được thực hiện trên đường thử theo đúng tiêu chuẩn của Ford và Việt Nam nhằm đánh giá: độ ồn và tiếng động lạ, khả năng chạy tốc độ cao và khả năng vận hành trên đường gồ ghề. Mọi chiếc Ranger đều phải vượt qua toàn bộ các bài thử này trong cùng một lần để đạt yêu cầu xuất xưởng.
8. Để đảm bảo vô lăng và bánh xe được căn chỉnh thẳng hàng, đèn pha chiếu đúng hướng, đúng góc, mọi chiếc Ranger được lắp ráp tại nhà máy Ford đểu được hiệu chỉnh và kiểm tra bằng thiết bị chuyên biệt ở cuối dây chuyền lắp ráp. Hệ thống laser và camera sẽ được sử dụng để kiểm tra độ thẳng hàng của bánh xe cũng như góc chiếu sáng và độ sáng đèn pha. Tiếp đó, chiếc xe sẽ được kiểm tra trên đường thử độ thẳng lái giúp đảm bảo việc vô lăng đã được căn chỉnh hoàn hảo và chiếc xe di chuyển thẳng như một mũi tên.
9. Trong quá trình phát triển, bộ giảm xóc của Ford Ranger phải trải qua hàng triệu thử nghiệm vật lý và thử nghiệm mô phỏng thông qua phần mềm máy tính phân tích kỹ thuật (CAE). Trong quá trình thử nghiệm, các kỹ sư của Ford thử thách Ranger với 250.000 km lái xe liên tục qua các ổ gà, rãnh, đất đá ngoài thực địa ở điều kiện tải và kéo rơ moóc tối đa. Bài kiểm tra cũng bao gồm hàng triệu km lái xe được phân tích và đánh giá dưới nhiều điều kiện đường xá, tải trọng và thời tiết khác nhau.
Bài thử nghiệm kiểm tra độ hao mòn tổng thể của xe được thực hiện bằng cách cho xe hoạt động 24/7 để mô phỏng 10 năm sử dụng thực tế, bao gồm các thử nghiệm lái xe trên đường gồ ghề, đường sỏi, trong môi trường phun muối, ngâm muối và chạy ở tốc độ cao.
10. Vậy còn động cơ thì sao? Động cơ Bi-Turbo nổi tiếng của Ford ra mắt trên Ranger Raptor vào năm 2017 và hiện đã được ứng dụng trên nhiều dòng xe, bao gồm cả Ranger và Everest. Trước đó, khối động cơ này cũng phải trải qua quy trình thử thách độ bền nghiêm ngặt.
Các kỹ sư của Ford đã đưa động cơ Bi-Turbo vào thử nghiệm độ bền lên tới 5.5 triệu km, tương đương 14 lần quãng đường từ Trái đất đến Mặt trăng. Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn phát triển, khối động cơ này đều được trải qua quá trình phân tích toàn diện trong các phòng thí nghiệm và tại các cơ sở phân tích của Ford trên khắp thế giới.
Một ví dụ về việc thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng động cơ của Ford Ranger có thể kể đến chu trình gia nhiệt, nung nóng cả hai turbo tới mức đỏ rực trong 200 giờ liên tục. Thử nghiệm này ép turbo hoạt động nóng hơn bất kỳ tình huống thực tế nào, và cho thấy động cơ Bi-Turbo có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện lên đến 860oC, qua đó chứng minh độ bền bỉ của các cửa xả cũng như lớp vỏ hợp kim cao cấp của động cơ.
XE ĐẬU Ở 1 CHỖ LÂU CHÚNG TA CẦN PHẢI LÀM GÌ?
• KHOẢNG 2 NGÀY CHÚNG TA PHẢI KIỂM TRA KHOANG MÁY CŨNG NHƯ KHOANG HÀNH KHÁCH XEM CHUỘT CÓ HOẠT ĐỘNG KHÔNGMùa dịch xe chúng ta ít di chuyển nên vấn đề chuột vào khoang xe là rất có thể
.• Vì vậy cỡ 2-3 ngày chúng ta nên mở nắp CAPO ra để kiểm tra tình hình ở khoang máy nếu có phát hiện đâu hiệu của chuột thì chúng ta phải vệ sinh khoang máy và tìm các giải pháp để tránh chuột. Giải pháp rẻ mà khá hữu ích là chúng ta treo viên “long não “ở khoang xe khá hiệu quả. Một số bạn đã sử dụng thấy khá hiệu quả.Tác hại của chuột là như thế nào:
• Khi chuột vào khoang xe sẽ có thể cắn các hệ thống dây điện của khoang động cơ đặc biệt là các dây của hệ thống động cơ , hệ thống quạt gió , cảm biến cái này rất nghiên trọng khi chúng ta sử dụng nếu dứt thì phải thay thế với số tiền khá lớn , ảnh hưởng tới độ bền của xe.
• Khi chuột mắc kẹt và chết trong hệ thống lọc gió của điểu hoà thì khi hệ thống điều hoà làm việc sẽ rất ô nhiễm và tạo mùi hôi vào xeCHÚNG TA ÍT NHẤT PHẢI ĐỀ NỔ 10 NGÀY/LẦN MỖI LẦN 20-30 phút
.• Mục đích của đề nổ xe giúp hệ thống bôi trơn xe làm việc , giúp các chi tiết trên xe được bội trơn và có độ bền lâu dài hơn. Hoặc ít nhất 1 tuần/lần chúng ta phải đề nổ 1 lần. Không phải xe ít đi hoặc đậu 1 chỗ là xe sẽ bền hơn đâu quý anh chị. Khi chúng ta không đề nổ xe lên trong 1 thời gian dài thì các hệ thống bôi trơn sẽ các chi tiết trên xe không được bôi trơn sẽ giảm độ bền khi vận hành . Bởi các chi tiết trên xe là các chi tiết cơ khí phải luôn được bôi trơn để tăng tuổi thọ cho các chi tiết
• Về Acqui khi chúng ta đề nổ tránh trường hợp 1 thời gian dài chúng ta không đề nổ sẽ bị hết bình hoặc giảm tuổi thọ của Acqui.Kích chúc các bạn nhiều sức khỏe và bình an để vượt qua đợt đại dịch này.
Mùa mưa bão ở Việt Nam năm nay đã chứng kiến nhiều vụ mưa lớn gây ngập diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến các phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô. Những mẫu xe gầm cao của Ford, nhất là Ranger với khả năng lội nước lên đến 800 mm bỗng trở thành cái tên hàng đầu mùa mưa lũ.
Khả năng lội nước vượt trội bắt nguồn từ một thiết kế tuyệt vời. Đội ngũ kỹ thuật tại Ford đã tính toán để giữ tất cả các bộ phận thiết yếu như động cơ và hệ thống điện không bị ảnh hưởng bởi nước. Bên cạnh đó, cửa hút khí nạp, ắc quy và các linh kiện điện được đặt ở vị trí cao nhất có thể trong khoang máy.
Dù bạn chỉ di chuyển ở tốc độ 25km/h, những sóng nước cũng được tạo ra và có thể gây nên những hư hại nghiêm trọng đối với các phương tiện không chuyên dụng. Thiết kế đầu xe thông minh, mạnh mẽ của Ranger góp phần hỗ trợ khả năng lội nước của xe bằng cách phân tán lực nước để duy trì lực ma sát cho lốp xe.
Ngoài ra, khi di chuyển qua những vùng ngập lụt, phần đầu xe sẽ tạo ra một làn sóng hình cánh cung, giúp đẩy nước ra khỏi vị trí cửa hút khí của động cơ.
Mặc dù Ford Ranger được thiết kế với khả năng lội nước ấn tượng, nhưng đừng quên những lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho bản thân và các hành khách trên xe khi di chuyển qua những con đường ngập nước.
Đây là điều tối quan trọng khi lái xe qua vùng ngập nước. Nếu có thể, hãy xuống xe và quan sát khu vực bạn chuẩn bị vượt qua, đồng thời tự hỏi bản thân bốn câu hỏi trước khi quyết định tiếp tục hành trình của mình:
Các bánh xe của Ranger có thể được tận dụng để kiểm tra mức an toàn của mực nước ngập. Độ sâu của nước không được vượt qua ốp chắn bùn ở bánh xe trước đối với các phiên bản Ranger 4×2 (**) được tăng chiều cao và phiên bản 4×4. Còn với phiên bản Ranger 4×2 tiêu chuẩn, mực nước không được ngập quá toàn bộ lốp xe.
Nếu có chướng ngại vật cản đường hoặc bạn không thể xác định lối thoát phù hợp, hãy dừng lại, bởi mực nước có thể dâng cao hơn khi bạn di chuyển sâu vào vùng ngập. Ngoài ra, hãy duy trì với một hướng đi duy nhất để tránh việc va chạm với lề đường.
Một số phiên bản Ranger được trang bị Hệ thống dẫn động bốn bánh có thể dễ dàng kích hoạt. Đầu tiên, về số 0 (số N), sau đó sử dụng tính năng Gài cầu điện tử Shift-on-the-fly để chuyển sang chế độ 2 cầu chậm (4L). Từ đó, hệ thống dẫn động bốn bánh sẽ được kích hoạt ở cấp số thấp, truyền năng lượng từ động cơ đến bốn bánh xe và hỗ trợ duy trì tốc độ thấp hơn trong dải công suất tối ưu.
Lái xe trong vùng ngập nước không phải một cuộc đua. Hãy di chuyển qua dòng nước từ từ, đủ để hình thành một làn sóng nhỏ hình vòng cung phía trước mũi xe và cố gắng duy trì làn sóng đó, không để nước tràn qua mui xe. Nếu nước bắt đầu chảy qua nắp ca-pô, bạn đang đi quá nhanh. Ngoài ra, nước có thể xâm nhập vào khoang xe nếu mực nước tại khu vực đó cao hơn hoặc gần chạm đến phần dưới cửa xe.
Hãy di chuyển chậm rãi và duy trì tốc độ khoảng 7km/h và giảm thiểu tối đa việc đạp phanh hoặc dừng xe giữa chừng. Một khi đã quyết định tiến vào vùng ngập nước, bạn phải tiếp tục cho đến khi hoàn toàn thoát khỏi dòng nước đó.
Khi lội nước, hãy chú ý đến tốc độ và rà nhẹ chân ga, tuyệt đối không tăng tốc đột ngột, kể cả khi thoát khỏi vùng ngập. Hãy để Ranger đưa bạn thoát khỏi khu vực ngập lụt một cách từ từ và an toàn.
Dù các tài xế thường có xu hướng lao nhanh qua vùng ngập nước, nhưng hành động này sẽ dẫn đến nguy cơ va chạm mạnh với các chướng ngại vật ẩn trong làn nước hoặc tạo ra các sự cố không mong muốn.
Để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục hành trình, hãy thực hiện các bước kiểm tra đơn giản dưới đây để chắc chắn rằng những hệ thống quan trọng không bị ảnh hưởng bởi nước.
Sau khi vượt qua những cung đường ngập thành công, hãy vệ sinh xe thật sạch và nên đến đại lý Ford ủy quyền gần nhất để kiểm tra toàn diện.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là hãy nhớ rằng sự an toàn của bạn là ưu tiên hàng đầu và chỉ thực hiện việc lội nước trong những trường hợp thực sự cần thiết.
Nguồn: Baomoi.com
Hộp Số 10 Cấp của chúng tôi với tính năng của hộp số tự động SelectShift® là công nghệ mà Ford đã được cấp bằng sáng chế. Điều làm nên sự khác biệt giữa hộp số vô cấp (CVT) và hộp số tự động chính là hộp số Ford đã tối ưu hóa khả năng của bánh răng để đem lại sự chuyển số nhanh chóng và chính xác. Điều làm cho Hộp Số 10 Cấp này không giống bất kỳ loại nào khác là khoảng cách bánh răng rộng kết hợp với các hành động giảm lực kéo cùng 3 bánh răng vượt tốc và tính năng hộp số tự động SelectShift được cải biên từ công nghệ Ford EcoBoost® 2.3L linh hoạt của chúng tôi. Hộp Số 10 Cấp của Ford cải thiện hiệu suất và tối đa hóa sức mạnh động cơ. Đó là sự thông minh, tính vận hành và khả năng sẵn sàng cho tất cả tình huống.
Ford 2.0L Single Turbo là động cơ diesel 4 xi-lanh thẳng hàng với 16 van, là động cơ Turbo kết hợp với động cơ Intercooler. Đây là động cơ giúp cung cấp sức mạnh và mô-men xoắn ấn tượng và giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu. Khi cân nhắc giữa turbo ống đôi và turbo ống đơn, điều đáng chú ý là động cơ này giúp cải thiện tiếng ồn và tăng cao thời lượng vận hành.
Công suất tối đa (PS [kW] / vòng / phút): 180 [132,4kW] / 3.500
Mô-men xoắn tối đa (Nm / vòng / phút): 420 / 1.750 - 2.500
Everest 2.0L Single Turbo 4x4
Công suất tối đa (PS [kW] / vòng / phút): 180 [132,4kW] / 3.500
Mô-men xoắn tối đa (Nm / vòng / phút): 420 / 1.750 - 2.500
Nếu bạn đang tìm kiếm một động cơ mạnh mẽ không bao giờ bỏ cuộc, động cơ diesel 4 xi lanh 2.2L TDCi sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Đây là động cơ mang lại hiệu suất tốt nhất và hiệu quả động cơ diesel đáng kinh ngạc. Nếu bạn đang thắc mắc "liệu động cơ diesel có hiệu quả hơn so với động cơ xăng", câu trả lời sẽ là "có, ít nhất 20%". Động cơ này cũng cung cấp nhiều mô-men xoắn ở vòng quay thấp hơn so với động cơ xăng mang kích thước tương tự, hẳn nhiên đây là điều bạn cần trong một chiếc xe tải. Đây cũng là lựa chọn kinh tết vì động cơ diesel 4 xi lanh này sẽ cung cấp khả năng vận hành tiết kiệm trong nhiều năm.
118kW | 385Nm.
Khi nói đến hệ dẫn động 2 bánh và 4 bánh, tính năng Gài Cầu Điện Tử 4x4 (4x4 Shift-On-The-Fly) của chúng tôi sẽ là lựa chọn hoàn hảo vì nó cho phép bạn giữ đà lái khi bạn cần nó nhất. Giả sử bạn đang đi từ khu vực sỏi cứng tiến vào con đường có địa hình cát lỏng. Bạn cần chuyển từ hệ dẫn động 2 bánh sang 4 bánh. Tính năng Gài Cầu Điện Tử Shift-On-The-Fly 4x4 sẽ ngăn bạnbị sa lầy trong cát. Bạn xoay núm vặn và chuyển chế độ lái từ lái 2 bánh sang lái 4 bánh cao hoặc 4 bánh thấp, không cần dừng lại. Đây là điều bắt buộc cần có đối với bất kỳ người lái xe địa hình thứ thiệt. Một điều rất quan trọng cần lưu ý khi xem xét giữa một chiếc xe có hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD) và một chiếc xe địa hình thực sự là hệ thống AWD không cung cấp khả năng lái 4 bánh thấp. Vì vậy, khi nói đến địa hình cát dày hoặc các điều kiện khắc nghiệt khác, bạn nên sử dụng công nghệ Gài Cầu Điện Tử 4x4 của Ford.
Để giúp bạn duy trì khoảng cách an toàn giữa các phương tiện, Ford đã thiết kế tính năng Kiểm soát Tốc độ Tự động (Adaptive Cruise Control) khi mật độ giao thông thay đổi. Tính năng Kiểm soát Tốc độ Tự động vận hành bằng cách giám sát các phương tiện phía trước bạn và điều chỉnh tốc độ hành trình đã đặt ra để giữ khoảng cách an toàn. Giả sử chiếc xe phía trước của bạn chậm lại, bạn cũng sẽ chậm lại - hoàn toàn tự động. Và khi xe phía trước thay đổi làn đường hoặc tăng tốc, bạn sẽ tự động tiếp tục tốc độ với khoảng cách đặt trước. Chỉ cần cài đặt tính năng, đừng nghĩ gì nữa và tận hưởng chuyến đi. Hệ thống Kiểm soát Tốc độ Tự động sẽ người lái đỡ mệt mỏi rất nhiều, và cực kì cần thiết cho những chuyến đi đường dài.
Tính năng Phanh Khẩn Cấp Tự Động (Autonomous Emergency Braking System) của Ford hoạt động như sau: Nếu hệ thống cảm biến đặc biệt phát hiện khả năng va chạm với một phương tiện khác hoặc người đi bộ trước mặt bạn, cảnh báo bằng âm thanh sẽ được phát ra. Đồng thời, hệ thống tự động điều chỉnh lực phanh để tăng độ nhạy và hiệu quả phanh tối ưu nhất khi bạn đạp phanh. Nếu bạn không phanh kịp trước khi va chạm sắp xảy ra, hệ thống sẽ áp dụng phanh khẩn cấp tự động để giảm thiểu va chạm.
Cho dù bạn gọi nó là tấm ốp gầm hay miếng bảo vệ gầm xe, tất cả đều giống nhau. Và thiết kế của Ford Ranger Raptor có khả năng chịu va đập mạnh không cần nghi ngờ gì nữa: Với tấm ốp bằng thép dày 2,3mm, độ bền cao, đây là kích thước gấp đôi miếng chắn dưới gầm xe Ranger tiêu chuẩn, đồng thời đã được tùy chỉnh để hấp thụ lực tác động từ hầu hết mọi va chạm với địa hình xe chạy mà không ảnh hưởng đến quá trình di chuyển.
Động cơ diesel Bi-Turbo 2.0L của chúng tôi là một thiên tài. Bạn có thể tìm thấy công nghệ diesel tiên tiến này trong các dòng xe Ford Ranger Bi-Turbo và Ford Everest Bi-Turbo. Hai động cơ tăng áp hoạt động độc lập ở các tốc độ khác nhau để cung cấp thêm mô-men xoắn theo nhu cầu lái, cùng với hiệu quả nhiên liệu tốt nhất từng thấy. Động cơ này được lắp sẵn trong xe:
Công suất tối đa (PS [kW] / vòng / phút): 213 [156,7 kW] / 3.750
Mô-men xoắn tối đa (Nm / vòng / phút): 500 / 1.750 - 2.000
Công suất tối đa (PS [kW] / vòng / phút): 213 [156,7 kW] / 3.750
Mô-men xoắn cực đại (Nm / vòng / phút): 500 / 1.750 - 2.000
Công suất tối đa (PS [kW] / vòng / phút): 213 [156,7 kW] / 3.750
Mô-men xoắn tối đa (Nm / vòng / phút): 500 / 1.750 - 2.000
Chúng ta thường đánh giá thấp lợi ích của đèn chạy ban ngày khi nói về hệ thống đèn xe ô tô.
Mục đích của đèn chạy ban ngày là để giúp xe của bạn dễ nhìn thấy hơn đối với những người lái xe và người đi bộ khác dưới ánh sáng ban ngày.
Bạn có thể cài đặt Đèn Chạy Ban Ngày LED (LED Daytime Running Lights) của chúng tôi để tự động thích ứng với điều kiện lái xe và ánh sáng.
Khi cân nhắc một thân xe bán tải, những tên gọi khác nhau có thể gây nhầm lẫn. Đây là cách giải thích đơn giản: Mỗi nhà sản xuất đều có tên khác nhau cho thân xe bán tải, nhưng về cơ bản, có các loại là Standard Cab 2 cửa và Double Cab 4 cửa. Còn 1 loại ở giữa 2 loại này là "clubcab" hoặc Open Cab, loại xe có một băng ghế nhỏ ở phía sau. Còn Crew Cab hay Double Cab là gì? Ở Việt Nam, thuật ngữ "crew cab" không được sử dụng rộng rãi, nhưng về cơ bản nó giống như một chiếc xe Double Cab 4 cửa. Ford Ranger Double Cab 4 cửa của chúng tôi cung cấp không gian, sự dễ chịu cho người đi xe và độ tin cậy hoàn hảo cho cả nhu cầu công việc và gia đình. Có đầy đủ không gian cho 4 người, cùng với sự an toàn, thoải mái và đáng tin cậy giúp cho chiếc xe bán tải 4 cửa này trở thành phương tiện hoàn hảo để đi mọi nơi và làm mọi việc.
Chạy xe trên địa hình khó khăn là việc không thể đoán trước. Đoạn đường ằng phẳng với chút bụi bẩn khô lúc này có thể ngay lập tức trở thành một dải bùn ướt hoặc một ngọn đồi dốc đầy sỏi đá. Đây là lúc khả năng chạy địa hình và tính năng khóa vi-sai 4x4 của Ford được tỏa sáng. Khóa vi-sai cầu sau của Ford khóa hoàn toàn trục sau để tối ưu hóa lực kéo trên cả 2 bánh cùng một lúc. Chinh phục mọi trở ngại với với tính năng khóa vi-sai cầu sau điện tử (e-Locking Rear Differential) của Ford.
Tính năng Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc của Ford (Hill Launch Assist) giúp bạn khỏi lo lắng về những ngọn đồi dốc nhất. Tính năng Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc của Ford hoạt động như sau: Các cảm biến trong gia tốc kế sẽ đo độ dốc của ngọn đồi. Nếu đồi đủ dốc để lăn về phía sau hoặc về phía trước, hệ thống sẽ tự động kích hoạt và duy trì áp lực phanh trong tối đa 3 giây sau khi bạn rời chân khỏi bàn đạp phanh. Nói một cách đơn giản, chiếc xe Ford sẽ cho bạn 3 giây để di chuyển bàn chân của bạn từ bàn đạp phanh sang bàn đạp ga. Khi động cơ đã tạo ra đủ năng lượng để dừng lăn, phanh sẽ tự động giải phóng để khởi động trơn tru mà không cần trục lăng. Tính năng này hoạt động khi lên dốc và xuống dốc, vì vậy nó rất cần thiết khi dừng hoặc đỗ xe trên bất kỳ độ nghiêng nào.
Chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra khi lái chiếc Ford của bạn đến những cung đường yêu thích, bạn mất tập trung và bắt đầu lệch ra khỏi làn đường. Đây là lúc tính năng Cảnh Báo Lệch Làn và Hỗ Trợ Duy Trì Làn Đường của Ford (Lane Keeping System) giúp bạn bằng cách xác định vị trí xe của bạn giữa các làn trên đường. Cảnh báo lệch làn sẽ rung nhẹ vô lăng nếu bạn chệch ra khỏi làn. Hệ thống cũng có chức năng chủ động hỗ trợ giữ làn đường bằng cách đưa bạn vào làn đường nếu bạn tiếp tục đi chệch - bạn sẽ cảm thấy vô lăng di chuyển một chút. Và nếu như bạn chệch làn đường nhiều lần, một biểu tượng cốc cà phê hiện lên trên màn hình, cho thấy đã đến lúc nghỉ ngơi để giữ an toàn.
Lẫy chuyển số tích hợp trên vô lăng cho phép bạn sang số bằng tay ngay trên xe. Xe Ford Ranger Raptor có hai lẫy chuyển số làm bằng hợp kim ma-giê cao cấp, đặt tại mỗi bên của vô lăng bọc da đục lỗ trong xe. Cùng với khả năng chạy địa hình offroad tốc độ cao của Ranger Raptor, lẫy chuyển số này sẽ tăng thêm cảm hứng cho trải nghiệm lái của bạn, đặc biệt là khi lái xe địa hình. Nếu bạn chưa biết lái xe với lẫy chuyển số, hãy yên tâm vì chúng thật sự rất dễ sử dụng. Một bên dùng để tăng số và bên còn lại là để giảm số. Tính năng báo hiệu sang số trên màn hình xe thậm chí còn hiển thị cho bạn thời điểm nào là tối ưu để tăng hoặc giảm số.
Tại Ford, chúng tôi giữ vững danh tiếng về sự an toàn. Tính năng Kiểm Soát Chống Lật Xe (Rollover Mitigation) của chúng tôi sẽ cảnh báo các cảm biến cân bằng của xe nếu xe của bạn có nguy cơ bị lật. Hệ thống Cân Bằng Điện Tử (Electronic Stability Control System) sau đó tự động áp dụng áp lực phanh cho từng bánh xe, tăng độ cân bằng cho xe và giúp bạn tiếp tục kiểm soát chiếc xe một cách nhanh chóng và chính xác.
Khung xe chassis là gì? Đó là chiếc khung được sử dụng làm cơ sở để gắn hệ thống treo, bộ phận lái, động cơ và hộp số, hệ thống phanh và hệ thống nhiên liệu. Có nhiều loại khung chassis tùy thuộc vào mục đích sử dụng của xe. Chúng tôi sử dụng gầm kiểu thang chắc chắn và cứng cáp, được sản xuất từ thép cường độ cao siêu cứng, sau đó được nhúng trong bể anốt liên kết với kim loại và bảo vệ chống ăn mòn trên toàn khung xe. Đó chỉ là một trong những cách chúng tôi chế tạo chiếc xe có thể vận hành xuất sắc, bền vững lâu dài và chinh phục mọi nhu cầu.
SYNCTM 3 là hệ thống giải trí và dẫn đường của dòng xe Ford thế hệ mới. Đây là hệ thống dễ sử dụng và có thể được kích hoạt bằng giọng nói. Bao gồm màn hình cảm ứng trung tâm điện dung rộng 8 inch với khả năng phóng to thu nhỏ bằng cảm ứng. Giao diện đẹp, thân thiện với người dùng có thể liên kết với điện thoại của bạn. SYNCTM 3 hoàn toàn tương thích với ứng dụng Apple CarPlay® và Android AutoTM, cho nên hầu như việc gì cũng có thể hoàn thành. Chúng tôi cũng thêm vào 2 cổng USB sạc thông minh để tăng thêm tiện ích cho người dùng.
Hệ thống Kiểm Soát Địa Hình (Terrain Management SystemTM (TMS)) là một công nghệ của Ford được tạo ra để bổ sung khả năng kiểm soát phương tiện cả trên đường bình thường và đường địa hình phức tạp.
Ford Ranger Raptor hầu như không có đối thủ khi so sánh về khả năng chạy trên đường địa hình: Hệ thống Kiểm Soát Địa Hình của Ranger Raptor cung cấp 6 chế độ lái được cài đặt sẵn để chinh phục hầu như mọi địa hình chỉ bằng việc vặn núm xoay. Được lấy cảm hứng từ Cuộc Đua Trên Sa Mạc Baja 1000 - Baja 1000 Desert Race, Chế độ Baja có thể giảm bớt lực kéo, cải thiện độ nhạy và tốc độ chuyển số, giúp Ranger Raptor tận dụng tối đa khả năng chạy tốc độ cao trên sa mạc. Các chế độ khác là Chế độ thể thao (Sport Mode), Chế độ Đường tuyết/cỏ/sỏi (Weather Mode), Chế độ bùn/cát (Mud/Sand Mode), Chế độ Đường Đá (Rock Craw Mode) và Chế độ bình thường (Normal Mode).
Hệ thống Kiểm Soát Địa Hình trên xe Everest cung cấp cho bạn 4 chế độ lái để xử lý bất kỳ bề mặt địa hình nào chỉ với một núm xoay. Tối đa hóa lực kéo và sự cân bằng khi di chuyển và nắm quyền kiểm soát hoàn toàn cho xe cho dù bạn đang lái xe đường đất, cát, tuyết hay đường sỏi đá hoặc đường bình thường.
Nếu bạn đã từng bị trượt xe ở tốc độ cao, bạn sẽ biết việc mất kiểm soát đáng sợ đến mức nào. Hệ Thống Kiểm Soát Lực Kéo của Ford (Traction Control System) sử dụng các cảm biến để theo dõi riêng từng bánh xe về tốc độ và độ trượt. Sau đó, nó tự động kết hợp hãm phanh và tăng mô-men xoắn để tối đa hóa độ bám đường. Vậy kiểm soát lực kéo so với kiểm soát cân bằng khác nhau ra sao? Hệ Thống Kiểm Soát Lực Kéo của Ford kết hợp các tính năng này thành một tổ hợp để giúp bạn kiểm soát xe trên các bề mặt địa hình trơn trượt hoặc lỏng lẻo và để tránh trường hợp bánh xe bị quay hoặc bị trượt trong khi lái xe. Sự khác biệt chính giữa Hệ thống Chống Bó Cứng Phanh (ABS) và Hệ thống Kiểm Soát Lực Kéo nằm ở việc ABS ngăn bánh xe không bị trượt khỏi mặt đường trong lúc phanh, trong khi Hệ thống Kiểm Soát Lực Kéo có chức năng tương tự nhưng trong lúc tăng tốc hoặc lái xe ở tốc độ cao. Tất cả các xe Ford mới đều có sẵn Hệ thống Chống Bó Cứng Phanh ABS.
Để nhận được thông tin về Khuyến Mãi, Giá Lăn Bánh mới nhất hãy để lại thông tin chúng tôi sẽ gửi ngay qua cho bạn