Trường hợp nào chủ xe không được đền bù khi mua bảo hiểm ô tô?

Ý nghĩa của bảo hiểm chính là bồi thường và bù đắp cho cái sai của chủ xe.Tuy nhiên, lại có rất nhiều trường hợp chủ xe ô tô không được bảo hiểm đền bù, do đó chủ xe cần phải nắm được để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Cụ thể, công ty bảo hiểm tư vấn sẽ không bồi thường những thiệt hại đối với các trường hợp sau:

Ngoài ra, bảo hiểm vật chất ô tô còn không bồi thường đối với các trường hợp sau:

Các trường hợp trên thường sẽ được nhân viên bảo hiểm tư vấn và được thỏa thuận ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Khách hàng có thể tham khảo thật kỹ trong quá trình mua bảo hiểm cho chiếc xe của mình. Khi xảy ra tai nạn, cần liên hệ ngay với hotline của đơn vị bảo hiểm, hoặc nhân viên tư vấn bảo hiểm để được hỗ trợ các quy trình để hoàn tiền bảo hiểm nhé.

Sưu tầm.

Bảo hiểm thân vỏ – những điều cần biết khi mới có ôtô

Khi mua ôtô, ngoài bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, hầu hết các chủ xe thường mua thêm bảo hiểm thân vỏ, là dạng bảo hiểm tự nguyện, đặc biệt với người mới lái trong vài năm đầu sở hữu xe. Bảo hiểm thân vỏ có nhiều mức khác nhau, tùy xe và nhà cung cấp.

Vậy bảo hiểm thân vỏ là gì, tác dụng ra sao và những lưu ý khi mua là gì?

Tác dụng

Bảo hiểm thân vỏ tự nguyện hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả thiệt hại về xe trong trường hợp chủ xe tự gây ra các tổn thất không mong muốn mà không có tác động của bên thứ ba.

Ví dụ: tự lùi xe và cột, tự đâm vào tường… Ở đây có thể hiểu, khi có va chạm với một xe hay vật thể khác thì đơn vị bảo hiểm sẽ căn cứ vào tính đúng sai của sự việc và mức độ hư hại để đưa ra phương án bồi thường và hỗ trợ khách hàng.

Giả sử xe A và B va chạm, xe A mua bảo hiểm, B không mua. A sai, bảo hiểm vẫn bồi hoàn cho bên A để hỗ trợ tai nạn, nhưng chỉ được một phần nhỏ hoặc tùy theo điều khoản hợp đồng. Hoặc trong trường hợp xe B sai bảo hiểm cũng bồi hoàn cho A nhưng sau đó sẽ yêu cầu B bồi hoàn lại.

Hình thức gói bảo hiểm

Sẽ có một gói cơ bản cho bảo hiểm ôtô và mở rộng từ gói này thùy thuộc vào nhu cầu của chủ xe:

Chủ xe có thể mua thêm các gói bảo vệ kèm theo, ví dụ: mất cắp bộ phận, thủy kích, cháy nổ.

Phí miễn thường: Miễn thường là giới hạn tổn thất mà tại đó, công ty bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm. Thông thường mức miễn thường bảo hiểm thân vỏ ô tô vào khoảng 500.000 đồng đến 2 triệu đồng. Ví dụ, nếu khách mua bảo hiểm với mức miễn thường là 1 triệu thì khi người dùng mang xe đi sửa chữa, chi phí sửa chữa hết 3 triệu, bảo hiểm chỉ chịu 2 triệu, còn lại khách chịu 1 triệu.

Mức miễn thường được sinh ra để loại trừ những chủ xe “quá chăm chỉ sửa xe nhờ bảo hiểm”, nhằm giảm bớt sự thất thu bảo hiểm.

Bảo hiểm toàn bộ: Khách hàng sẽ được chi trả toàn bộ các chi phí hư hỏng xe từ thân vỏ, máy móc, ngập nước, thủy kích, cháy nổ, mất cắp (bộ phận hay toàn bộ xe).

Khi tham gia gói này khách hàng còn được chi trả chi phí đi lại trong thời gian xe nằm xưởng, ngay cả khoản thu nhập do xe mang lại. Tuy nhiên mức phí cho gói này thường sẽ rất cao.

Mức phí bảo hiểm

Số tiền mà chủ xe phải chi trả sẽ phụ thuộc vào gói bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn, xe cũ hay mới và tỷ lệ bồi hoàn được định mức của chiếc xe.

Phí bảo hiểm được tính theo công thức: giá xuất hóa đơn (hoặc giá niêm yết) x hệ số tính bảo hiểm.

Ví dụ: Một chiếc Ford Ecosport bản Titanium 1.5L Dragon form 2021 có giá 646.000.000đ; sẽ có hệ số bảo hiểm thường 1.4%, nên mức phí bảo hiểm là 1.4% x 646.000.000đ = 9.044.000đ. 

Tuy nhiên một chiếc EcoSport cùng bản Titanium 1.5L Dragon form 2015 cũng có thể có mức phí khoảng bằng xe mới, vì xe cũ dễ hỏng, chi phí sửa chữa cao nên hệ số bảo hiểm cao hơn, có thể 1,5-2%.

Hai mẫu xe cùng đời mới, giá ngang nhau chưa chắc đã có hệ số bảo hiểm giống nhau. Ví dụ, chiếc Suzuki Ciaz giá tương đương Vios nhưng phí bảo hiểm tới 8-10 triệu. Theo nhân viên bảo hiểm, vì Ciaz không phổ biến, giá phụ tùng, linh kiện thay thế đắt hơn.

Kèm với những quy định về mức phí người sử dụng sẽ được hưởng các quyền lợi mở rộng kèm theo gói bảo hiểm tham gia. Ví dụ: Cứu hộ miễn phí, tặng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, chiết khấu…

Quy trình yêu cầu bồi thường bảo hiểm

Khi xảy ra sự cố, chủ xe cần giữ nguyên hiện trường, gọi điện cho tổng đài hoặc số trên hotline bảo hiểm, hoặc có thể gọi cho nhân viên bán bảo hiểm cho chủ xe để được hỗ trợ. Trong trường hợp quá 40 phút, nếu không được hỗ trợ, tài xế có thể chụp ảnh lại hiện trường và đưa xe về nếu va chạm nhẹ, xe vẫn có thể di chuyển được.

Nếu xe không di dời được, tai nạn nặng hoặc mất cắp bộ phận, thủy kích, cháy nổ, chủ xe có thể gọi cho công an khu vực đến lập biên bản để làm hồ sơ pháp lý gửi lại cho bảo hiểm phục vụ công tác thẩm định và chi trả bảo hiểm sau này.

Các kẽ hở trong quản lý bảo hiểm

Việc quản lý không sát sao bảo hiểm hoặc quá lỏng lẻo sẽ khiến bên mua có thể trục lợi bảo hiểm nhờ khai báo không đúng thông tin, tận dụng chi trả từ bảo hiểm. 

Ở chiều ngược lại, người mua cũng thiệt thòi khi chưa hiểu đúng hoặc không được hướng dẫn kỹ trong quá trình khai báo bảo hiểm.

Ví dụ: Nhiều chủ xe tự tháo các bộ phận như gương, logo đi bán sau đó yêu cầu bảo hiểm hỗ trợ thanh toán, cá biệt một số chủ xe còn đốt xe tạo hiện trường giả để được đổi xe mới hoặc lấy tiền mặt.

Một bất cập khác khi nhiều chủ xe hay lợi dụng việc đền bù để trục lợi bảo hiểm. Khi có va chạm với xe khác, chủ xe sau khi đòi bồi thường từ bên gây tại nạn sẽ dựng hiện trường giả và yêu cầu bảo hiểm bồi thường, nhận được tiền từ cả hai bên.

Từ phía bảo hiểm, khách hàng cũng có thiệt thòi khi nhiều đơn vị bảo hiểm không nhắc khách hàng trong việc lưu trữ hình ảnh, thông tin, các biên bản giám định để nhận được mức đền bù tối đa.

Sưu tầm

10-Speed Transmission

Hộp Số 10 Cấp của chúng tôi với tính năng của hộp số tự động SelectShift® là công nghệ mà Ford đã được cấp bằng sáng chế. Điều làm nên sự khác biệt giữa hộp số vô cấp (CVT) và hộp số tự động chính là hộp số Ford đã tối ưu hóa khả năng của bánh răng để đem lại sự chuyển số nhanh chóng và chính xác. Điều làm cho Hộp Số 10 Cấp này không giống bất kỳ loại nào khác là khoảng cách bánh răng rộng kết hợp với các hành động giảm lực kéo cùng 3 bánh răng vượt tốc và tính năng hộp số tự động SelectShift được cải biên từ công nghệ Ford EcoBoost® 2.3L linh hoạt của chúng tôi. Hộp Số 10 Cấp của Ford cải thiện hiệu suất và tối đa hóa sức mạnh động cơ. Đó là sự thông minh, tính vận hành và khả năng sẵn sàng cho tất cả tình huống.

2.0L Single Turbo

Ford 2.0L Single Turbo là động cơ diesel 4 xi-lanh thẳng hàng với 16 van, là động cơ Turbo kết hợp với động cơ Intercooler. Đây là động cơ giúp cung cấp sức mạnh và mô-men xoắn ấn tượng và giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu. Khi cân nhắc giữa turbo ống đôi và turbo ống đơn, điều đáng chú ý là động cơ này giúp cải thiện tiếng ồn và tăng cao thời lượng vận hành.

Ranger 2.0L Single Turbo 4x4

Công suất tối đa (PS [kW] / vòng / phút): 180 [132,4kW] / 3.500
Mô-men xoắn tối đa (Nm / vòng / phút): 420 / 1.750 - 2.500

Everest 2.0L Single Turbo 4x4

Công suất tối đa (PS [kW] / vòng / phút): 180 [132,4kW] / 3.500
Mô-men xoắn tối đa (Nm / vòng / phút): 420 / 1.750 - 2.500

2.2L TDCI Turbo Diesel Engines

Nếu bạn đang tìm kiếm một động cơ mạnh mẽ không bao giờ bỏ cuộc, động cơ diesel 4 xi lanh 2.2L TDCi sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Đây là động cơ mang lại hiệu suất tốt nhất và hiệu quả động cơ diesel đáng kinh ngạc. Nếu bạn đang thắc mắc "liệu động cơ diesel có  hiệu quả hơn so với động cơ xăng", câu trả lời sẽ là "có, ít nhất 20%". Động cơ này cũng cung cấp nhiều mô-men xoắn ở vòng quay thấp hơn so với động cơ xăng mang kích thước tương tự, hẳn nhiên đây là điều bạn cần trong một chiếc xe tải. Đây cũng là lựa chọn kinh tết vì động cơ diesel 4 xi lanh này sẽ cung cấp khả năng vận hành tiết kiệm trong nhiều năm.

118kW | 385Nm.

4x4 Shift-On-The-Fly

Khi nói đến hệ dẫn động 2 bánh và 4 bánh, tính năng Gài Cầu Điện Tử 4x4 (4x4 Shift-On-The-Fly) của chúng tôi sẽ là lựa chọn hoàn hảo vì nó cho phép bạn giữ đà lái khi bạn cần nó nhất. Giả sử bạn đang đi từ khu vực sỏi cứng tiến vào con đường có địa hình cát lỏng. Bạn cần chuyển từ hệ dẫn động 2 bánh sang 4 bánh. Tính năng Gài Cầu Điện Tử Shift-On-The-Fly 4x4 sẽ ngăn bạnbị sa lầy trong cát. Bạn xoay núm vặn và chuyển chế độ lái từ lái 2 bánh sang lái 4 bánh cao hoặc 4 bánh thấp, không cần dừng lại. Đây là điều bắt buộc cần có đối với bất kỳ người lái xe địa hình thứ thiệt. Một điều rất quan trọng cần lưu ý khi xem xét giữa một chiếc xe có hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD) và một chiếc xe địa hình thực sự là hệ thống AWD không cung cấp khả năng lái 4 bánh thấp. Vì vậy, khi nói đến địa hình cát dày hoặc các điều kiện khắc nghiệt khác, bạn nên sử dụng công nghệ Gài Cầu Điện Tử 4x4 của Ford.

A

Adaptive Cruise Control

Để giúp bạn duy trì khoảng cách an toàn giữa các phương tiện, Ford đã thiết kế tính năng Kiểm soát Tốc độ Tự động (Adaptive Cruise Control) khi mật độ giao thông thay đổi. Tính năng Kiểm soát Tốc độ Tự động vận hành bằng cách giám sát các phương tiện phía trước bạn và điều chỉnh tốc độ hành trình đã đặt ra để giữ khoảng cách an toàn. Giả sử chiếc xe phía trước của bạn chậm lại, bạn cũng sẽ chậm lại - hoàn toàn tự động. Và khi xe phía trước thay đổi làn đường hoặc tăng tốc, bạn sẽ tự động tiếp tục tốc độ với khoảng cách đặt trước. Chỉ cần cài đặt tính năng, đừng nghĩ gì nữa và tận hưởng chuyến đi. Hệ thống Kiểm soát Tốc độ Tự động sẽ người lái đỡ mệt mỏi rất nhiều, và cực kì cần thiết cho những chuyến đi đường dài.

Autonomous Emergency Braking (AEB)

Tính năng Phanh Khẩn Cấp Tự Động (Autonomous Emergency Braking System) của Ford hoạt động như sau: Nếu hệ thống cảm biến đặc biệt phát hiện khả năng va chạm với một phương tiện khác hoặc người đi bộ trước mặt bạn, cảnh báo bằng âm thanh sẽ được phát ra. Đồng thời, hệ thống tự động điều chỉnh lực phanh để tăng độ nhạy và hiệu quả phanh tối ưu nhất khi bạn đạp phanh. Nếu bạn không phanh kịp trước khi va chạm sắp xảy ra, hệ thống sẽ áp dụng phanh khẩn cấp tự động để giảm thiểu va chạm.

B

Bash Plate For Underbody Protection Raptor Unique

Cho dù bạn gọi nó là tấm ốp gầm hay miếng bảo vệ gầm xe, tất cả đều giống nhau. Và thiết kế của Ford Ranger Raptor có khả năng chịu va đập mạnh không cần nghi ngờ gì nữa: Với tấm ốp bằng thép dày 2,3mm, độ bền cao, đây là kích thước gấp đôi miếng chắn dưới gầm xe Ranger tiêu chuẩn, đồng thời đã được tùy chỉnh để hấp thụ lực tác động từ hầu hết mọi va chạm với địa hình xe chạy mà không ảnh hưởng đến quá trình di chuyển.

Bi-Turbo

Động cơ diesel Bi-Turbo 2.0L của chúng tôi là một thiên tài. Bạn có thể tìm thấy công nghệ diesel tiên tiến này trong các dòng xe Ford Ranger Bi-Turbo và Ford Everest Bi-Turbo. Hai động cơ tăng áp hoạt động độc lập ở các tốc độ khác nhau để cung cấp thêm mô-men xoắn theo nhu cầu lái, cùng với hiệu quả nhiên liệu tốt nhất từng thấy. Động cơ này được lắp sẵn trong xe:

Wildtrak 4x4

Công suất tối đa (PS [kW] / vòng / phút): 213 [156,7 kW] / 3.750
Mô-men xoắn tối đa (Nm / vòng / phút): 500 / 1.750 - 2.000

Raptor 4x4

Công suất tối đa (PS [kW] / vòng / phút): 213 [156,7 kW] / 3.750
Mô-men xoắn cực đại (Nm / vòng / phút): 500 / 1.750 - 2.000

Everest 4x4 

Công suất tối đa (PS [kW] / vòng / phút): 213 [156,7 kW] / 3.750
Mô-men xoắn tối đa (Nm / vòng / phút): 500 / 1.750 - 2.000

D

Daytime Running Lamps

Chúng ta thường đánh giá thấp lợi ích của đèn chạy ban ngày khi nói về hệ thống đèn xe ô tô.

Mục đích của đèn chạy ban ngày là để giúp xe của bạn dễ nhìn thấy hơn đối với những người lái xe và người đi bộ khác dưới ánh sáng ban ngày.

Bạn có thể cài đặt Đèn Chạy Ban Ngày LED (LED Daytime Running Lights) của chúng tôi để tự động thích ứng với điều kiện lái xe và ánh sáng.

Double Cab

Khi cân nhắc một thân xe bán tải, những tên gọi khác nhau có thể gây nhầm lẫn. Đây là cách giải thích đơn giản: Mỗi nhà sản xuất đều có tên khác nhau cho thân xe bán tải, nhưng về cơ bản, có các loại là Standard Cab 2 cửa và Double Cab 4 cửa. Còn 1 loại ở giữa 2 loại này là "clubcab" hoặc Open Cab, loại xe có một băng ghế nhỏ ở phía sau. Còn Crew Cab hay Double Cab là gì? Ở Việt Nam, thuật ngữ "crew cab" không được sử dụng rộng rãi, nhưng về cơ bản nó giống như một chiếc xe Double Cab 4 cửa. Ford Ranger Double Cab 4 cửa của chúng tôi cung cấp không gian, sự dễ chịu cho người đi xe và độ tin cậy hoàn hảo cho cả nhu cầu công việc và gia đình. Có đầy đủ không gian cho 4 người, cùng với sự an toàn, thoải mái và đáng tin cậy giúp cho chiếc xe bán tải 4 cửa này trở thành phương tiện hoàn hảo để đi mọi nơi và làm mọi việc.

E

e-Locking Rear Differential

Chạy xe trên địa hình khó khăn là việc không thể đoán trước. Đoạn đường ằng phẳng  với chút bụi bẩn khô lúc này có thể ngay lập tức trở thành một dải bùn ướt hoặc một ngọn đồi dốc đầy sỏi đá. Đây là lúc khả năng chạy địa hình và tính năng khóa vi-sai 4x4 của Ford được tỏa sáng. Khóa vi-sai cầu sau của Ford khóa hoàn toàn trục sau để tối ưu hóa lực kéo trên cả 2 bánh cùng một lúc. Chinh phục mọi trở ngại với với tính năng khóa vi-sai cầu sau điện tử (e-Locking Rear Differential) của Ford.

H

Hill Launch Assist System

Tính năng Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc của Ford (Hill Launch Assist) giúp bạn khỏi lo lắng về những ngọn đồi dốc nhất. Tính năng Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc của Ford hoạt động như sau: Các cảm biến trong gia tốc kế sẽ đo độ dốc của ngọn đồi. Nếu đồi đủ dốc để lăn về phía sau hoặc về phía trước, hệ thống sẽ tự động kích hoạt và duy trì áp lực phanh trong tối đa 3 giây sau khi bạn rời chân khỏi bàn đạp phanh. Nói một cách đơn giản, chiếc xe Ford sẽ cho bạn 3 giây để di chuyển bàn chân của bạn từ bàn đạp phanh sang bàn đạp ga. Khi động cơ đã tạo ra đủ năng lượng để dừng lăn, phanh sẽ tự động giải phóng để khởi động trơn tru mà không cần trục lăng. Tính năng này hoạt động khi lên dốc và xuống dốc, vì vậy nó rất cần thiết khi dừng hoặc đỗ xe trên bất kỳ độ nghiêng nào.

L

Lane Keeping System

Chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra khi lái chiếc Ford của bạn đến những cung đường yêu thích, bạn mất tập trung và bắt đầu lệch ra khỏi làn đường. Đây là lúc tính năng Cảnh Báo Lệch Làn và Hỗ Trợ Duy Trì Làn Đường của Ford (Lane Keeping System) giúp bạn bằng cách xác định vị trí xe của bạn giữa các làn trên đường. Cảnh báo lệch làn sẽ rung nhẹ vô lăng nếu bạn chệch ra khỏi làn. Hệ thống cũng có chức năng chủ động hỗ trợ giữ làn đường bằng cách đưa bạn vào làn đường nếu bạn tiếp tục đi chệch - bạn sẽ cảm thấy vô lăng di chuyển một chút. Và nếu như bạn chệch làn đường nhiều lần, một biểu tượng cốc cà phê hiện lên trên màn hình, cho thấy đã đến lúc nghỉ ngơi để giữ an toàn.

M

Magnesium Paddle Shifter

Lẫy chuyển số tích hợp trên vô lăng cho phép bạn sang số bằng tay ngay trên xe. Xe Ford Ranger Raptor có hai lẫy chuyển số làm bằng hợp kim ma-giê cao cấp, đặt tại mỗi bên của vô lăng bọc da đục lỗ trong xe. Cùng với khả năng chạy địa hình offroad tốc độ cao của Ranger Raptor, lẫy chuyển số này sẽ tăng thêm cảm hứng cho trải nghiệm lái của bạn, đặc biệt là khi lái xe địa hình. Nếu bạn chưa biết lái xe với lẫy chuyển số, hãy yên tâm vì chúng thật sự rất dễ sử dụng. Một bên dùng để tăng số và bên còn lại là để giảm số. Tính năng báo hiệu sang số trên màn hình xe thậm chí còn hiển thị cho bạn thời điểm nào là tối ưu để tăng hoặc giảm số.

R

Rollover Mitigation

Tại Ford, chúng tôi giữ vững danh tiếng về sự an toàn. Tính năng Kiểm Soát Chống Lật Xe (Rollover Mitigation) của chúng tôi sẽ cảnh báo các cảm biến cân bằng của xe nếu xe của bạn có nguy cơ bị lật. Hệ thống Cân Bằng Điện Tử (Electronic Stability Control System) sau đó tự động áp dụng áp lực phanh cho từng bánh xe, tăng độ cân bằng cho xe và giúp bạn tiếp tục kiểm soát chiếc xe một cách nhanh chóng và chính xác.

S

Steel Chassis

Khung xe chassis là gì? Đó là chiếc khung được sử dụng làm cơ sở để gắn hệ thống treo, bộ phận lái, động cơ và hộp số, hệ thống phanh và hệ thống nhiên liệu. Có nhiều loại khung chassis tùy thuộc vào mục đích sử dụng của xe. Chúng tôi sử dụng gầm kiểu thang chắc chắn và cứng cáp, được sản xuất từ thép cường độ cao siêu cứng, sau đó được nhúng trong bể anốt liên kết với kim loại và bảo vệ chống ăn mòn trên toàn khung xe. Đó chỉ là một trong những cách chúng tôi chế tạo chiếc xe có thể vận hành xuất sắc, bền vững lâu dài và chinh phục mọi nhu cầu.

SYNCTM 3

SYNCTM 3 là hệ thống giải trí và dẫn đường của dòng xe Ford thế hệ mới. Đây là hệ thống dễ sử dụng và có thể được kích hoạt bằng giọng nói. Bao gồm màn hình cảm ứng trung tâm điện dung rộng 8 inch với khả năng phóng to thu nhỏ bằng cảm ứng. Giao diện đẹp, thân thiện với người dùng có thể liên kết với điện thoại của bạn. SYNCTM 3 hoàn toàn tương thích với ứng dụng Apple CarPlay® và Android AutoTM, cho nên hầu như việc gì cũng có thể hoàn thành. Chúng tôi cũng thêm vào 2 cổng USB sạc thông minh để tăng thêm tiện ích cho người dùng.

T

Terrain Management System

Hệ thống Kiểm Soát Địa Hình (Terrain Management SystemTM (TMS)) là một công nghệ của Ford được tạo ra để bổ sung khả năng kiểm soát phương tiện cả trên đường bình thường và đường địa hình phức tạp.

Ford Ranger Raptor hầu như không có đối thủ khi so sánh về khả năng chạy trên đường địa hình: Hệ thống Kiểm Soát Địa Hình của Ranger Raptor cung cấp 6 chế độ lái được cài đặt sẵn để chinh phục hầu như mọi địa hình chỉ bằng việc vặn núm xoay. Được lấy cảm hứng từ Cuộc Đua Trên Sa Mạc Baja 1000 - Baja 1000 Desert Race, Chế độ Baja có thể giảm bớt lực kéo, cải thiện độ nhạy và tốc độ chuyển số, giúp Ranger Raptor tận dụng tối đa khả năng chạy tốc độ cao trên sa mạc. Các chế độ khác là Chế độ thể thao (Sport Mode), Chế độ Đường tuyết/cỏ/sỏi (Weather Mode), Chế độ bùn/cát (Mud/Sand Mode), Chế độ Đường Đá (Rock Craw Mode) và Chế độ bình thường (Normal Mode).

Hệ thống Kiểm Soát Địa Hình trên xe Everest cung cấp cho bạn 4 chế độ lái để xử lý bất kỳ bề mặt địa hình nào chỉ với một núm xoay. Tối đa hóa lực kéo và sự cân bằng khi di chuyển và nắm quyền kiểm soát hoàn toàn cho xe cho dù bạn đang lái xe đường đất, cát, tuyết hay đường sỏi đá hoặc đường bình thường.

Traction Control System

Nếu bạn đã từng bị trượt xe ở tốc độ cao, bạn sẽ biết việc mất kiểm soát đáng sợ đến mức nào. Hệ Thống Kiểm Soát Lực Kéo của Ford (Traction Control System) sử dụng các cảm biến để theo dõi riêng từng bánh xe về tốc độ và độ trượt. Sau đó, nó tự động kết hợp hãm phanh và tăng mô-men xoắn để tối đa hóa độ bám đường. Vậy kiểm soát lực kéo so với kiểm soát cân bằng khác nhau ra sao? Hệ Thống Kiểm Soát Lực Kéo của Ford kết hợp các tính năng này thành một tổ hợp để giúp bạn kiểm soát xe trên các bề mặt địa hình trơn trượt hoặc lỏng lẻo và để tránh trường hợp bánh xe bị quay hoặc bị trượt trong khi lái xe. Sự khác biệt chính giữa Hệ thống Chống Bó Cứng Phanh (ABS) và Hệ thống Kiểm Soát Lực Kéo nằm ở việc ABS ngăn bánh xe không bị trượt khỏi mặt đường trong lúc phanh, trong khi Hệ thống Kiểm Soát Lực Kéo có chức năng tương tự nhưng trong lúc tăng tốc hoặc lái xe ở tốc độ cao. Tất cả các xe Ford mới đều có sẵn Hệ thống Chống Bó Cứng Phanh ABS.

NHỮNG TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CHIẾC XE OTO ĐẦU TIÊN

Xe oto – được xem như một tài sản lớn của đa số người tiêu dùng Việt Nam; Vì thế, khi quyết định mua một chiếc xe, bạn nên quan tâm đến một số tiêu chí chọn xe dưới đây, để có thể chọn cho mình một chiếc xe thật ưng ý.

Xác định mục đích sử dụng:

Một chiếc xe 7 chỗ SUV gầm cao như Ford Everest sẽ là một sản phẩm phù hợp cho những ai lựa chọn xe nhằm nhu cầu đi lại thường xuyên, gia đình đông người.

Hay một sản phẩm CUV 5 chỗ, tiện dụng với kích thước nhỏ gọn, có thể luồn lách trong đường phố đông đúc; lại gầm cao tránh những mặt đường xấu sẽ là một sự lựa chọn nhắm đến những khách hàng thường xuyên sử dụng xe trong đô thị.

Hoặc một chiếc bán tải Ford Ranger – tiện dụng với khả năng chở đồ đến hơn 750kg phù hợp cho những khách hàng thường xuyên vận chuyển hàng hóa nhiều, và vẫn muốn các tiện nghi tối ưu hơn một chiếc xe tải thuần chở đồ.

Hãy xác định được mục đích sử dụng cho chiếc xe của mình, để có thể lọc ra những sản phẩm phù hợp trong rất rất nhiều những mẫu xe được bán trên thị trường nhé!

Dự trù ngân sách phù hợp “hầu bao”:

Giá của một chiếc xe không dừng lại ở việc bạn trả bao nhiêu cho đại lý bán hàng, mà còn ở viêc bạn phải “nuôi” chiếc xe trong thời gian dài, vậy hãy cân đối chi phí một cách hợp lý.

Dưới đây là một số chi phí dự trù mà bạn phải trả để nuôi một chiếc xe.

Những tính năng theo xe:

Những thông số an toàn là điều đầu tiên bạn cần quan tâm đến chiếc xe sắp lựa chọn, dù bạn mua xe hơi với mục đích gì.

Đầu tiên, phải kể đến nhóm trang bị an toàn cơ bản nhất gồm:

Tiếp đến là hệ thống túi khí giúp bảo vệ các thành viên trong xe khi có va chạm, hệ thống cân bằng điện tử, hệ thống phanh tự động cũng như hệ thống kiểm soát hướng lực kéo.

Tiêu hao nhiên liệu:

Là một trong những chi phí bắt buộc khi bạn “nuôi” một chiếc xe; Mức tiêu thụ nhiên liệu được xem là phù hợp thường của các dòng xe nhỏ, ở các mức sau: từ 6.5l – 7.8l/100 km nội thành, 5.5l – 6.8l đường cao tốc, 6.0 – 7.0l đường hỗn hợp. 

Bạn cũng có thể nghỉ đến những chiếc xe sử dụng đông cơ Diesel, như Ford Everest, Ford Ranger hay Isuzu Dmax … chúng cũng rất tiết kiệm về nhiên liệu,nhưng không hề gây ra sự nhàm chán trong quá trình vận hành.

Trang bị tiện nghi :

Bên trong và ngoại thất của xe cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của bạn.

Những tiện nghi giải trí như màn hình giải trí 8 inch, hệ thống âm thanh 6 loa, hay vô lăng tích hợp nút bấm điều khiển… là những yếu tố bạn cần chú ý, vì chúng sẽ giúp ích bạn rất nhiều trên đoạn đường dài nhàm chán.

Để nói sâu hơn về những trang bị tiện nghi, tôi sẽ chia sẻ ở một bài viết khác nhé.

Thương hiệu và mức độ phổ biến của sản phẩm:

Đừng bị cuốn hút về mẫu mã bắt mắt, tính năng ngập tràn nhưng giá lại rẻ không tưởng, hãy nhớ chiếc xe là một tài sản lớn, và sẽ đi cùng bạn trong thời gian rất dài. Hãy tìm hiểu về những thương hiệu xe và hiểu tinh chất của từng thương hiệu:

Các chính sách bảo hành, cùng độ “phủ sóng” của Hãng xe nhiều, sẽ giúp bạn thuận tiện rất nhiều mỗi lần đi bảo dưỡng định kỳ.

Giá cuối để sở hữu xe:

Sau khi đã trải qua 4 bước lựa chọn ở trên, chắc hẳn bạn đã định hình được chiếc xe mà mình dự kiến rồi đúng không? Vậy bạn hãy mạnh dạn tìm hiểu về mức giá cuối cùng, hay còn được gọi là giá lăn bánh sau khi trừ khuyến mãi nhé.

Hãy ưu tiên cho đại lý gần bạn nhất, vì bạn có thể tớ trực tiếp showroom, yêu cầu lái thử cũng như lắng nghe các bạn Tư vấn bán hàng tư vấn kỹ hơn về sản phẩm; đại lý gần bạn nhất cũng sẽ là đại lý hỗ trợ bạn nhiều nhất khi xe có bất kỳ vấn đề gì.

Nếu còn có chút lăn tăn về giá lăn bánh, hãy thử liên lạc thêm một vài đại lý khác gần quanh bạn, để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Ghi chú: các chương trình bán của đại lý khác tốt hơn đại lý gần bạn, hãy cân nhắc mức chênh lệch bao nhiêu, và deal giá thử xem đại lý gần bạn có bán được với mức giá như thế này không nhé.

Lời kết: chúc bạn sẽ có một chiếc xe ưng ý nhất.

crossmenu